Start-up học được gì ở Dubai?

Tôi đã có dịp ghé qua Dubai. Trước đây đất nước này chỉ là một nước nghèo, nhỏ, diện tích đa số là sa mạc như sa mạc Safari mà tôi đang đứng và nghĩ ra những ý tưởng để gửi cho bạn đọc bài viết này.

Dubai thật sự để lại cho tôi nhiều ấn tượng choáng ngợp, không phải vì sự xa hoa “có tiếng” của đất nước này như cảnh sát thường lái xe Lamborghini đi tuần, những con thú hoang dã như sư tử, beo… là thú kiểng của cánh nhà giàu Dubai vốn là cảnh thường gặp trên đường phố, những khách sạn xa hoa bậc nhất với giá phòng tối thiểu $5.000/ đêm… Cá nhân tôi cũng thử vào Công viên Nước của Dubai với giá vé khoảng… hơn 3 triệu đồng Việt Nam/ người, còn các bữa ăn tại các nhà hàng tương đối tốt ở đây cũng ngót nghét $100/ bữa. Nếu không làm việc cật lực và khởi nghiệp trong hơn 7 năm qua thì chắc tôi cũng không có đủ điều kiện để trải nghiệm những ấn tượng du lịch ngoạn mục của nơi này.

Điều thật sự khiến tôi ấn tượng ở Dubai là tuy Dubai đã giàu có như thế, đã đẹp đẽ phồn vinh như thế, đã PR về du lịch rất tốt như thế, đã xa hoa như thế, đã có nhiều thành tựu như thế, nhưng Dubai không hề “ngủ quên trên chiến thắng” mà trái lại, tuy đã phát triển ở đỉnh cao nhưng tốc độ “thay da đổi thịt” của Dubai vẫn thần tốc đến bất ngờ. Hàng loạt công trình, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cao ốc… hoành tráng vẫn tiếp tục mọc lên “như nấm sau mưa” và tiếp tục thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với những công trình ngoạn mục này, nhìn Dubai vẫn đang như một “đại công trường” với rất nhiều bất động sản có giá trị xuất hiện mỗi ngày (nhưng cách quy hoạch không hề làm khó chịu người dân và khách du lịch). Họ đã thành công như thế mà tốc độ thay đổi với rất nhanh, khiến tôi ngậm ngùi nghĩ đến một số quốc gia tuy đang còn nghèo, nhưng tốc độ thay đổi lại rất chậm, dường như là “không chịu phát triển”.

Nói như cậu bạn người Phần Lan mà tôi đi cùng trong chuyến xe (tôi book một tour du lịch nội địa ở đây) thì “Cách đây mấy năm tao thăm Dubai, nơi này (nơi mà xe đang đi qua) vẫn còn là sa mạc tít tắp”. Nơi mà cậu bạn ấy nói, bây giờ là một con đường cao tốc đầy nhộn nhip, sôi động. Cải tạo sa mạc là việc không đơn giản. Chỉ mới mấy năm, mọi thứ thay đổi cực nhanh.

Dubai giống như một cô gái đã giành giải hoa hậu nhưng nhan sắc vẫn chỉ mới phát triển hết 30% tiềm năng còn mình và cô gái ấy còn đẹp hơn nữa, sau mỗi ngày.

Tôi có đọc được một bài chia sẻ khá hay về Dubai trên Facebook của anh Nguyễn Đình Nam, bài viết này nói hết được mấy ý tôi quan sát, hỏi han, khám phá và muốn chia sẻ trong chuyến đi vừa rồi. Nên tôi cũng mạn phép trích dẫn ở đây để chia sẻ cùng các bạn. Từ ngữ dùng trong bài chỉ với mục đích duy nhất là giúp bài viết gần gũi, tiếp cận thoải mái hơn với bạn đọc, nên mong bạn cũng thoải mái, mỉm cười cho qua, và quan tâm đến nội dung có giá trị của bài viết.

—-

Hôm trước nghe kể 1 chuyện thế này:
Dubai là 1 vương quốc nhỏ, diện tích 4100km2, dân số 2,1 triệu người, 83% là dân nhập cư từ Ấn, Pakistan…nhưng họ có nhiều cái nhất thế giới.
– GDP/đầu người vào loại cao nhất $65k
– Toà nhà cao nhất 828m
– Cảng biển, sân bay, siêu thị to nhất…
– 20% số cần cẩu của thế giới đang hoạt động ở Dubai.
Cho đến 1970 ít người biết đến Dubai. Cả thành phố chỉ có 3 cái khách sạn và vài chục cái ô tô. Sao họ phát triển nhanh thế?
Nhiều người nghĩ vì họ có dầu lửa. Không đúng. Thu nhập từ dầu lửa chiếm ít hơn 5% GDP.

Có lần quan Việt Nam sang học hỏi bộ trưởng kinh tế của họ, ổng bảo: Trước đây vùng này nghèo lắm, chủ yếu sống bằng đánh cá và làm cửu vạn – khuân vác cho bọn buôn bán. Đất thì ít lại toàn cát, dân ít mà lại vô học. Đến 1971 mới móc được giọt dầu đầu tiên mà lại tít ngoài khơi. Lại thêm chiến tranh liên miên với mấy ông hàng xóm. Khổ như trâu chó. Sau bọn tao nhờ bọn Anh hoà giải, ko oánh nhau nữa mà liên kết 7 tiểu quốc lại thành UAE.

Ko oánh nhau thì tính chuyện kiếm tiền. Hỏi bọn Mỹ thì nó bảo dầu thì sẽ hết, mà 90% các nước có dầu thì bất hạnh như Iraq, Iran, Kuwait, Nigeria, Venezuela, Liên Xô… Chúng mày chuyên cửu vạn thì cứ nghề này mà làm, nhưng nâng lên tầm cao mới. Tao bảo: đéo hiểu. Mỹ nó bảo đơn giản thôi, trước đây chúng mày dùng lạc đà chở hàng thuê cho thiên hạ thì nay dùng tàu biển, máy bay, ô tô mà chở. Thế là bọn tao xây cảng biển, sân bay, đường xá, thu phí trung chuyển thật rẻ, xây dựng hệ thống viễn thông, miễn thuế thu nhập cho tất cả doanh nghiệp để chúng nó đầu tư vào đây. Cái đó gọi là hạ tầng.

Làm xong hạ tầng thì đéo biết làm gì, lại hỏi bọn Mẽo. Nó bảo làm cửu vạn thế đủ rồi, làm cái khác đi. Làm du lịch ấy. Đây chỉ có cát với lạc đà, lấy gì để câu khách? Nó xui làm nhiều khách sạn to cao đẹp đắt tiền và mở các trung tâm mua sắm hoành tráng, đăng cai các giải thể thao đỉnh cao như golf, tennis, festval âm nhạc…khách sẽ đến. Bọn tao lại làm thế, lại ổn.

Lại éo biết làm gì tiếp, Mỹ lại xui xong giao thông, du lịch , thương mại thì đầu tư vào dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục. Thế nào rồi? Tài chính, y tế bọn tao làm khá ổn, còn giáo dục hơi khó, chắc phải mất thời gian hơn.

Việt Nam: Mỹ cũng xui tỷ thằng nhưng ko phải ai cũng thành công như chúng mày, bí quyết gì đấy?
Dubai: Chắc tại dân tao đéo thông minh lắm (bọn mày toàn kể tiểu lâm là dân Arab ko đếm quá 10 nên khi ném lựu đạn bọn chuyên gia Liên xô dặn giật chốt đếm đến 11 thì ném, đếm hết 10 ngón tay lính Arab phải kẹp lịu đạn vào háng để đếm tiếp nên toàn bị cụt chim phải không?), bọn Anh Mỹ bảo gì là bọn tao làm theo, đéo thảo luận, cũng chẳng nghị quyết, làm thấy ok thì cữ thế làm, hết việc éo biết làm gì thì quay sang hỏi nó. Nó bảo gì thì lại làm tiếp.

Kể xong ông quay sang hỏi quan chức Việt Nam:
Thế bọn mày làm ăn thế nào?

Việt Nam: Bọn tao éo việc gì phải nghe thằng nào cả, bọn tao rừng vàng biển bạc, dân thì thông minh sáng tạo, còn được giai cấp công nhân sáng suốt dẫn đường chỉ lối, mấy thằng định dạy dỗ là bọn tao oánh cho cút ngay.

—-

Đôi khi “thông minh” quá lại hóa “dại”, nghĩ là mình “biết tuốt” nhưng hóa ra “cái ta biết luôn ít hơn cái ta chưa biết”, “điều ta biết chỉ là hạt muối, điều ta chưa biết là cả đại dương kia”.

Start-up nghĩ rằng mình đã biết hết, hoặc nghĩ rằng mình khôn lắm, cứ làm đi, sai đâu sửa đó, hỏi cố vấn kinh nghiệm làm gì, mấy ổng có biết gì đâu, chỉ có tui mới biết con đường của chính mình, tôi khôn nên ai mà đòi cố vấn gì tui, tui bỏ ngoài tai, đến năm 60 tuổi cũng chưa biết thành công là gì. Còn bạn khác, “khờ khờ” thôi, ai bảo gì làm nấy, nhưng tiếp thu một cách nghiêm túc kinh nghiệm từ cố vấn, sàng lọc, chọn lọc những gì học được từ thầy mình, rồi làm y chang như vậy, khéo điều chỉnh tí cho phù hợp với tình huống của mình, nhưng vẫn trên tinh thần là đường đi đã có rồi, cứ làm, ăn thua là tốc độ và khả năng triển khai thôi, thì cuối cùng lại thành công trước 30.

Trong vốn sống của tôi, có lắm khi người ngốc ngốc khờ khờ lại thành công ngoạn mục hơn mấy tay thông minh, cái gì cũng biết, mỗi thứ biết mỗi chút, là vậy. Chuyện đó không có hiếm. Ăn thua là ở tinh thần cầu tiến và cơ duyên, may mắn gặp được người thầy tốt dẫn đường cho mình.

TMT

>> Bài viết hay về Khởi nghiệp

>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh

>> Chương trình Tư vấn Doanh nghiệp